Giấy nhựa Saraprint được sử dụng rất nhiều ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nga, Đức, Nhật….Đây là các nước mà ý thức về bảo vệ môi trường rất cao.

Hiện nay giấy nhựa đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam nhưng vẫn còn một số khách hàng băn khoăn về vấn đề bảo vệ môi trường liên quan đến dòng giấy này với các câu hỏi như:

Giấy nhựa có thân thiện với môi trường không? 

Sản xuất giấy nhựa có gây ra nhiều phát thải nguy hiểm cho môi trường không?

Giấy nhựa có thể phân hủy hay tái chế được hay không?

Khi nghe những câu hỏi này, chúng tôi cảm thấy rất tự hào vì nhận thấy rằng ý thức bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam ta đang ngày càng cao. 

Bản thân chúng tôi – Ban lãnh đạo INNOVA cũng là những người luôn tâm niệm sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Vì vậy, lần đầu tiên biết đến dòng giấy nhựa ưu trội này mặc dù rất hứng thú, nhưng một câu hỏi quan trọng cũng đặt ra trong đầu chúng tôi y như bạn vậy. 

Điều này bắt buộc chúng tôi phải nghiêm túc tìm hiểu sâu để đưa ra câu trả lời nhằm làm cho bản thân cảm thấy được an lành và sau đó để giải tỏa thắc mắc và hoài nghi của người tiêu dùng. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số tìm hiểu của chúng tôi sau đây:

1. Giấy nhựa có thân thiện với môi trường không? 

Giấy nhựa được làm từ  Polyester tạo ra trong quá trình ép đùn dầu mỏ, để sản xuất giấy nhựa không có bất kỳ một cây xanh nào bị phá hủy. Đây là điểm rất quan trọng giúp bảo tồn lá phổi thiên nhiên để nó có thể hấp thu lượng lớn khí cacbonic và cung cấp khí oxy cho sự sống. 

Hơn nữa, quá trình sản xuất giấy nhựa diễn ra trong môi trường vô trùng được kiểm soát bằng hệ thống máy công nghệ cao, giảm thiểu tối đa lượng chất thải. 

thiep-cuoi-in-nhua-trong
Thiệp cưới in nhựa trong Saraprint

Nhiều người trong chúng ta tin rằng giấy thân thiện với môi trường hơn nhựa vì chúng có thể phân hủy sinh học và tái chế . Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa được công bố cho thấy điều ngược lại. Nhựa, đặc biệt nhựa Polyester tốt hơn giấy về môi trường – về sản xuất, tái sử dụng và phát sinh chất thải rắn.

 Các sản phẩm từ giấy sử dụng một lượng năng lượng đáng kể để tạo ra, làm cho giấy và bìa cứng trở thành ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng lớn thứ ba trên hành tinh. 

Kết luận từ Báo cáo năm 2005 của Scotland nói rằng “[A] giấy có tác động tiêu cực hơn nhựa đối với hầu hết các vấn đề môi trường được xem xét. Các lĩnh vực mà giấy đạt điểm đặc biệt xấu bao gồm tiêu thụ nước, axit hóa khí quyển (có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái nhạy cảm, suy giảm rừng và axit hóa hồ) và phú dưỡng”.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số

2. Sản xuất giấy nhựa có gây ra nhiều phát thải nguy hiểm cho môi trường không?

Hầu như không có khí thải gây ô nhiễm tầng ô-zôn và sản phẩm phụ thải ra trong quá trình sản xuất giấy nhựa. Qui trình sản xuất giấy nhựa cũng không đòi hỏi chất tẩy trắng, clo, peroxit hoặc halogen. Trong khi sản xuất giấy thải ra ô nhiễm không khí hơn 70% so với sản xuất nhựa. 

3. Giấy nhựa  có thể phân hủy hay tái chế được không? 

Giấy nhựa có thể được xử lý bằng một trong ba cách sau: tái chế, đốt rác, phân hủy quang . Ví dụ, nhựa Polyester được tái chế dưới dạng nhựa dẻo và có thể được sử dụng làm các hộp đựng thực phẩm, tủ quần áo, bọc ghế, túi xách, ghế ngồi xe máy, xe hơi….. Khi đốt cháy giấy nhựa sẽ không tạo ra lượng khí lưu huỳnh, clo, hay dioxin và nó cũng tạo ra ít nhiệt hơn khi đốt cháy giấy thông thường làm cho quy trình tái chế tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

bao-ve-moi-truong
Bảo vệ môi trường

Tiến sỹ Leyla Acaroglu- nhà tư tưởng, nhà khoa học xã hội, nhà vô địch về môi trường của Liên Hợp Quốc năm 2016 về khoa học và đổi mới đã có một bài phát biểu về giấy và nhựa gây chấn động được đăng tải trên Ted.com – trang web với khẩu hiệu “Những ý tưởng đáng lan truyền” về khoa học, văn hóa …. uy tín bậc nhất, một trích đoạn trong bài phát biểu như sau: ” Tự phân hủy là một tính chất của vật liệu không phải là một khái niệm có lợi cho môi trường.

Tôi xin được phép giải thích chỗ này. Khi nói về một thứ nào đó tự nhiên thứ nào đó được làm từ sợi xen-lu-lô như bánh mì, hay thậm chí các loại thức ăn thừa, bỏ hay vụn giấy khi một vật gọi là tự nhiên kết thúc vòng đời của nó trong tự nhiên nghĩa là nó tự phân hủy một cách thông thường.

Nó thải ra ít phân tử Cac-bon trở lại không khí, bằng cách tự nhiên dưới dạng khí CO2 nhưng đây là điểm cần lưu ý. Hầu hết mọi thứ tự nhiên đều không kết thúc vòng đời trong tự nhiên. Hầu hết mọi thứ mà ta thải ra đều kết thúc ngoài bãi rác. Bãi rác là một môi trường hoàn toàn khác biệt.

Ngoài bãi rác, các phân tử Cac-bon giống nhau này lại phân hủy theo những cách khác nhau bởi vì bãi rác là môi trường kỵ khí, hoàn toàn không có oxy. Vô cùng ngột ngạt và nóng bức. Trong môi trường đó, các phân tử này trở thành khí mê-tan. Đây là loại khí nhà kính gây hại gấp 25 lần so với khí CO2.

bao-ve-moi-truong-xanh
Vì môi trường xanh sạch đẹp

Do vậy những bó rau cải và vật phẩm thừa mà ta thải ra đều có thể tự phân hủy. Tuy nhiên nếu chúng kết thúc ở ngoài bãi rác thì đó lại là thảm họa tác nhân gây ra thay đổi khí hậu. 

Nếu ngay bây giờ có loại máy móc nào có thể thật sự hấp thu lượng khí mê-tan đó và dùng để chạy máy phát điện bù đắp vào lượng năng lượng do nhiên liệu hóa thạch sinh ra nhưng ta cần tỉnh táo về vấn đề này. 

Ta cần phải xác định rõ bằng cách nào mà ta có thể bắt đầu sử dụng những loại nhiên liệu có sẵn này cũng như bắt đầu thiết kế những hệ thống và dịch vụ giúp giảm thiểu tác hại mà nó gây ra.

 Bởi vì ngay tại lúc này, những gì mà ta làm chỉ là thay đổi, họ nói rằng “Hãy cấm sử dụng nhựa. Hãy cung cấp thêm  giấy vì nó tốt hơn cho môi trường. Nhưng nếu bạn quăng các sản phẩm giấy vào thùng rác trong khi cơ sở vật chất của bãi rác địa phương chỉ là hạng bình thường thì thực tế lại là sự gây hại gấp đôi”.

Đó là những gì chúng tôi đã tìm hiểu với các nguồn trích dẫn khoa học dưới đây, Kết luận giấy hay nhựa tốt hơn cho môi trường đang là đề tài tranh luận của giới khoa học chưa có hồi kết. 

Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng nhựa không hoàn toàn có hại với môi trường hơn giấy như những gì mà trước nay chúng ta được ghim vào. Chúng ta cần công bằng để xét đến tất cả vòng đời của nó. Bạn có thể tham khảo các nguồn dẫn dưới đây để có câu trả lời riêng cho mình.

Nguồn tài liệu tham khảo:

1. Heredia, Christopher; “Lawsuit delays Oakland’s plastic bag ban.”; Jan. 29, 2008.

2. Lapidos, Juliet; “Will My Plastic Bag Be Here in 2507?”; Still June 27, 2007.

3. Lilienfield, Robert; “Review of Life Cycle Data Relating to Disposable Compostable, Biodegradable, and Reusable Grocery Bags.”; June 1, 2007.

4. Milsein, Michael; “Which bag is best: Paper or plastic?”; May, 17, 2007.

5. Reusablebags.com; “Paper Bags Are Better Than Plastic, Right?”

6. Spiv­ey, Angela; “Plastic bags — prolific problems – Recycling.”; April 2003.

7. Thompson, Anne; “Paper or plastic — what’s the greener choice?”; May 7, 2007.    

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.